Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà các Ae seller ngành POD hay gặp phải. Bài viết này đã tổng hợp lại để giúp các Ae newbie bước vào ngành này với một tư duy đúng đắn hơn, cố gắng nỗ lực để đạt được mục tiêu đề ra, và tạo nên một brand chuẩn chỉnh cho riêng mình.

1.Tham khảo quá nhiều từ những người thành công

Có rất nhiều Ae trong ngành này đang đi tham khảo quá nhiều và lạc lối vào những thành công của người đi trước. Họ cho rằng ở trong ngành POD này, kiến thức, tips & hacks đều có sẵn, đều đang được chia sẻ rất nhiều, và họ chỉ cần bỏ thời gian để học hỏi những trải nghiệm thành công đó rồi áp dụng cho business của mình. Tuy nhiên, đó lại là một tư duy vô cùng sai lầm.

Những chia sẻ “Bí kíp kiếm $50000 trong vòng 10 ngày”, những best selling products, những passionate niche, và các winning design, … chúng chưa chắc đã phù hợp cho bạn. Bạn không thể copy-paste thành công của người khác cho business của mình. Những gì đang thành công với họ lại có thể khiến bạn mất rất nhiều thời gian và tiền của. Cách duy nhất để tìm ra công thức thành công là TEST – TEST – VÀ TEST, thất bại lại test tiếp.

Thực tế đau lòng là những Ae thích đi tham khảo nhiều thường dành quá nhiều thời gian để tham khảo mà quên đi business của chính mình. Nhiều Ae dành rất nhiều thời gian để xem các video hướng dẫn FB Ad Scaling Strategy, và lên kế hoạch rất chi tiết về ad budget, nhưng lại chưa từng tạo Facebook Business Account.

Hãy ngừng suy nghĩ, ngừng tham khảo quá nhiều, và bắt tay vào làm nào! Chọn một đơn vị POD uy tín, chọn ý tưởng cho design, đăng ký domain, xây dựng store, order samples, hỏi feedback từ người xung quanh. Sau khi đã xác định các mẫu design của mình và chắc chắn về chất lượng sản phẩm, bạn có thể tiếp tục với bước chạy ads và tối ưu hoá.

2. Nghĩ rằng POD rất dễ kiếm tiền và thành công nhanh chóng

Không hề. Ngành POD không còn dễ dàng như lúc trước. Giờ đây, ngành này đòi hỏi các bạn phải nỗ lực làm việc hết sức để có thể hiện thực hoá ý tưởng kinh doanh, và thu được lợi nhuận từ đó.

Nếu tính toán thời gian bạn cần bỏ ra để build store, tạo artwork, và marketing, thì nó giống như một công việc full-time chân chính, thậm chí là hơn thế nữa.

Vậy nên, đừng đặt một mục tiêu không thiết thực cho business của mình. Đừng kỳ vọng rằng bạn sẽ có lời ngay lập tức! Hãy cho bản thân một chút thời gian để thử nghiệm và học hỏi.

Mục tiêu ban đầu đề ra nên là tạo nên những sản phẩm tuyệt vời phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu thay vì kiếm được hàng ngàn, hàng triệu đô. Nếu business của bạn được xây dựng theo cách này, bạn sẽ ít tạo áp lực cho bản thân hơn, quan tâm hơn đến nhu cầu khách hàng, và sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những trở ngại trên đường đến thành công.

3. Thay đổi ý tưởng kinh doanh liên tục

Có nhiều niche được xem là rất tiềm năng và béo bở. Những Ae lão làng trong ngành thường bàn luận rất nhiều về các niche như nurse, knitter, cat & dog lover, … Và nhiều Ae newbie theo đó mà test thử hết các niche này để chọn ra niche có kết quả tốt nhất.

Tuy nhiên, đó lại là một sai lầm. Làm lại mọi thứ từ đầu mỗi khi có thêm ý tưởng mới sẽ khiến bạn tốn rất nhiều thời gian.

Một trong những yếu tố chính tạo nên thành công trong ngành POD chính là sự nhất quán. Hãy chỉ chọn một chủ đề bạn thích để gắn bó với nó. Nếu bạn cứ thay đổi niche liên tục, bạn sẽ không bao giờ đạt được thành công mà mình mong muốn.

Thời gian, công sức của bạn nên được dùng để tạo nên những design sáng tạo cho niche mà bạn hiểu rõ, thay vì để liên tục nghiên cứu niche mới và đối thủ.

4. Chọn sản phẩm không phù hợp với niche

Chọn một design tuyệt vời cho một sản phẩm không phù hợp – đây là sai lầm phổ biến của rất nhiều newbie trong ngành. Ví dụ, chúng ta thường cho rằng các y tá sẽ mua bất kỳ thứ gì liên quan đến nurse. Tuy nhiên, mọi người thường mua một món đồ không chỉ vì hình ảnh in trên đó. Bản thân sản phẩm đó phải hữu dụng cho những người thuộc niche đó trước. Ví dụ, bạn đang có bộ design cực cool cho niche car racing, và những sản phẩm đang trending lúc đó là Yoga Mats và Curtain. Liệu bạn có nên áp những design camping này lên những sản phẩm đang trending đó? Hay những sản phẩm như mugs, hoodie, sweatshirt sẽ phù hợp hơn?

Hãy nhớ, để tạo nên một winning POD product, bạn cần 2 điểu:

  • Artwork: tạo nên những design có thể kết nối cảm xúc với target audience trong niche của bạn, đánh trực tiếp vào những thứ họ quan tâm, yêu thích.
  • Sản phẩm: Chọn một sản phẩm dễ design mà target audience trong niche của bạn thường sẽ mua và dùng chúng.

5. Tạo design nhàm chán và chung chung

Những câu quote chung chung và thiếu cảm xúc như “Dog mom”, “Pizza lover”, “I love surfing” … có thể đã từng hiệu quả ở thời kỳ đầu, nhưng khó có thể ra sale trong thị trường cạnh tranh hiện nay. Bạn cũng cần chú ý tránh những design đơn giản mà khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy ở AliExpress hay Walmart.

Thay vào đó, hãy lên Pinterest, vào các kênh phổ biến với niche của bạn để tìm idea, visual, và quote thật sự gắn kết với niche dó. Lợi thế của ngành POD là bạn có thể tạo nên những design cá nhân hoá độc nhất cho khách hàng, đừng chỉ đi copy những mẫu nhàm chán đã được sử dụng trước đó mà bỏ qua điều quan trọng này.

6. Mẫu design quá phức tạp

Thực tế chứng minh, những winning design thường khá đơn giản, chỉ có 1-2 màu, đoạn text khá ngắn, graphic cũng đơn giản.

Nhiều quan niệm cho rằng kết hợp nhiều màu sắc, texts, và idea trong một sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, những design quá rối hoặc quá chi tiết thường không được chú ý bằng những design đơn giản, chữ to, rõ nét.

Vì vậy, hãy tạo nên những design đơn giản nhất có thể, tuy nhiên, đảm bảo rằng chúng sẽ vui nhộn, dí dỏm, chứ không đơn điệu, nhàm chán. Điều này không chỉ giúp bạn dễ có sale hơn mà còn hỗ trợ cải thiện chất lượng in. Bởi vì những design có shape và text đơn giản thường ít bị lỗi in (lem luốc, in sai màu, in gradient kém,…) hơn so với các artwork phức tạp.

7. Sử dụng hình ảnh kém chất lượng

Một tấm hình trông rõ nét trên máy tính của bạn không có nghĩa rằng nó cũng sẽ trông như vậy khi được in ra. Vì vậy, đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra độ phân giả và DPI của file artwork đúng tiêu chuẩn của nhà in (tiêu chuẩn bình thường là 300dpi) trước khi in.

8. Xây dựng Store Policies chung chung, không rõ ràng

Nhìn chung các Ae seller hay copy-paste Terms of Service, Privacy, Cookie Policies, và Delivery & Return Policies dựa trên những thông tin của Shopify hoặc một website, platform nào khác. Điều đó là nên làm.

Tuy nhiên, bạn cần phải thực sự hiểu rõ những policies này và đảm bảo mình sẽ thực hiện đúng chính xác những điều khoản được đặt ra, đặc biệt là các điều khoản về Returns & Exchanges. Bởi vì đó là lời hứa với khách hàng về cách bạn sẽ giải quyết vấn đề khi có sự cố xảy ra với đơn hàng.

Trường hợp bạn chỉ chấp nhận return do lỗi in từ nhà sản xuất, hãy ghi rõ điều đó trong policy của mình, càng rõ ràng càng tốt. Việc không chấp nhận return vì những lỗi khác là hoàn toàn bình thường, miễn là bạn thể hiện điều đó rõ ràng trong các điều khoản của store. (còn tiếp)

Share This Article

Related Post

How To Succeed In POD Industry With No Design

Liệu chúng ta có thể thành công cùng POD mà k...

TIPS DESIGN JEWELRY MESSAGE CARD

Hãy nhớ!! Linh hồn của dòng sản phẩm Jewelr...

Tính năng mới của Senprints “Pers

Chắc hẳn nhiều anh em cũng đã từng biết đ...

Leave a Comment