Top 7 Lý Do Dẫn Đến Cart Abandonment
Tại sao có nhiều đơn khách chọn hàng nhưng ...
Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà các Ae seller ngành POD hay gặp phải. Bài viết này đã tổng hợp lại để giúp các Ae newbie bước vào ngành này với một tư duy đúng đắn hơn, cố gắng nỗ lực để đạt được mục tiêu đề ra, và tạo nên một brand chuẩn chỉnh cho riêng mình.
9. Không chú ý đến những khoản thuế và phí nhỏ khi tính margin
Các công ty POD thường chỉ bạn cách tính margin rất đơn giản: lấy giá bán trừ đi basecost.
Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khác bạn cần quan tâm khi tính lợi nhuận:
Những khoản phí trên trông có vẻ không đáng kể, nhưng chúng lại ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của bạn. Đặc biệt, khi chi phí chạy ads quá cao, những khoản phí này có thể quyết định việc bạn lời hay lỗ cho camp đó.
10. Đánh giá thấp tầm quan trọng của SEO
SEO (Search Engine Optimization) là rất quan trọng đối với khả năng hiển thị tìm kiếm của store.
Ngay cả khi nguồn traffic chính của bạn là paid ads, bạn cũng không nên đánh giá thấp sức mạnh của SEO. SEO sẽ giúp bạn thu hút thêm nhiều khách hàng hơn, và sẽ cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng web traffic. Thêm vào đó, traffic có SEO là organic, và bạn không cần phải trả tiền cho nó.
11. Sử dụng Product Description chung chung
Các POD Platform thường sẽ có mẫu product description sẵn cho các Ae seller cho từng sản phẩm. Tuy nhiên, một cho tất cả, liệu nó có đúng và đủ cho store của bạn?
Mỗi store tập trung vào những niche riêng, và mỗi design mang một sắc thái cảm xúc khác nhau. Vì vậy, hãy dành thời gian để tạo ra những product description đủ sáng tạo, ấn tượng, và phù hợp với sản phẩm, design, và niche của mình.
Product description là cái thứ hai mà khách hàng nhìn đến (chỉ sau product image). Hãy tạo ra những descripion ấn tượng và thu hút, không chỉ đơn thuần là mô tả sản phẩm, mà còn để thuyết phục khách mua hàng.
12. Dịch vụ khách hàng kém
Customer Service thường sẽ khá đơn giản và dễ dàng cho đến khi chúng ta gặp phải khiếu nại. Và những phản ứng chậm chạp, thiếu trách nhiệm, thô lỗ trước những yêu cầu và khiếu nại của khách hàng có thể cản trở sự phát triển của brand về lâu dài.
Hãy dành thời gian và sự kiên nhẫn để đưa ra những câu trả lời hữu ích nhằm giải quyết các vấn đề của khách hàng. Cố gắng phản hồi họ nhanh nhất có thể, và phải luôn tôn trọng họ.
Quan trọng nhất, hãy cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt trong FAQ, Privacy Policy, Delivery Policy, và Returns & Exchanges Policy của cửa hàng mình. Nếu khách hàng có thể tìm thấy những thông tin cần thiết một cách dễ dàng, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, và khách hàng sẽ tin tưởng hơn về tính minh bạch của store.
13. Muốn có sale mà không cần promotion
Một trong những sai lầm phổ biến nhất trong marketing POD là một vài Ae newbie muốn có sale mà không cần đầu tư marketing.
Rất nhiều newbie tạo ra được những sản phẩm rất tuyệt vời, thiết kế giao diện store vô cùng bắt, và… chỉ ngồi đợi. Rồi sau một vài tháng không đạt được kỳ vọng, họ từ bỏ. Nhưng… đây không phải là cách các bạn nên làm với digital marketing.
Mọi người không thể tìm thấy store của bạn nếu bạn không show nó ra. Chỉ những store đã thành công rồi mới có thể hoàn toàn duy trì dựa vào word of mouth và organic reach (thậm chí rất hiếm store nào làm như vậy). Vậy nên, các newbie à, các bạn phải chạy ads đi.
14. Copy ads từ brand khác
Copy ads từ một business khác thì khá đơn giản. Chỉ cần mở Facebook Ads Library, type tên của business đó vào thì bạn sẽ nhìn thấy các ads mà bên đó đang chạy. Nhưng, liệu đó có phải good idea?
Thực tế chứng minh, copy ads từ một một business không đồng nghĩa với việc copy sự thành công của business đó cho mình. Thay vì copy ads, bạn nên thực hiện một cuộc khảo sát quy mô nhỏ để tìm ra ad style mà những business khác đang dùng để bán loại hàng tương tự. Việc nghiên cứu ads này sẽ giúp bạn hiểu được những guideline chung để hoạt động hiệu quả cho một niche.
Tiếp đến là Testing. Hãy tạo ra những visuals và ad copy đầy sáng tạo của riêng mình. Để tìm được những artwork và copy hiệu quả nhất, bạn sẽ cần phải test đến hàng trăm variant khác nhau để tìm được sự kết hợp tốt nhất giữa ad và audience. Hãy nhớ, cách duy nhất để tìm được ads thành công là testing!
15. Ngó lơ các hội nhóm cộng đồng
Hội nhóm là nơi những người cùng chung sở thích tụ tập lại để thảo luận với nhau về những mối quan tâm chung. Vậy nên, hãy tham gia vào những hội nhóm liên quan đến niche của mình để hiểu được target audience, hiểu về những đam mê của họ, những gì là thách thức với họ, và hiểu họ sẽ bỏ tiền ra cho cái gì.
Các hội nhóm sẽ là những kho tàng idea khổng lồ cho bạn. Tham gia vào đó để tìm nguồn cảm hứng, tìm design idea, và hiểu được loại sản phẩm gì khách hàng của bạn thường sử dụng và chia sẻ.
16. Tin vào Tricks & Hacks thay vì chăm chỉ, nỗ lực
Không hề có đường tắt dẫn đến thành công, cho dù trong ngành POD hay bất kỳ ngành nào khác.
Rất nhiều người đang chia sẻ về những tricks & hacks để kiếm được hàng chục/trăm ngàn đô trong 10-15 ngày, nhưng những điều đó đều không hề áp dụng được cho newbie.
Đừng tham gia POD với suy nghĩ dùng tips & hacks để kiếm trăm/ngàn/triệu đô, hãy làm việc chăm chỉ và nỗ lực với các ý tưởng của mình,.
Bạn sẽ phải mất hàng ngàn giờ để hoàn thiện mọi thứ và mất rất nhiều tiền trên hành trình đó. Hãy quyết tâm cao độ, test và điều chỉnh liên tục, ý tưởng của bạn sẽ thành công, kết quả tốt đẹp dần dần sẽ đến.
Nguồn: poddollars.com